XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC TẠO HỨNG THÚ CHO TRẺ MẦM NON
Lứa tuổi mầm non “trẻ học mà chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, việc tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường thân thiện, trẻ sẽ phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức thẩm mỹ, lao động …
Nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học và tạo môi trường không gian cho trẻ hoạt động với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, trường mầm non Cát Bi tổ chức chấm trang trí nhóm lớp vào ngày 15/9/2022. Thành phần tham dự có các đồng chí trong BGH nhà trường và các đồng chí tổ trưởng chuyên môn các khối lớp.
STEAM đang trở thành phương pháp giáo dục được nhiều trường học quan tâm, đặc biệt là ở độ tuổi mầm non, trẻ từ 3 - 6 tuổi là giai đoạn vàng để các bé phát triển toàn diện các giác quan. Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non đem đến cho các bé sự trải nghiệm kiến thức cực kỳ lý thú thông qua các hoạt động thực hành nhóm. Các bé khi được học và tham gia vào các hoạt động STEAM sẽ trở nên tập trung, hăng hái và khơi gợi được sự sáng tạo của các bé.
Với mong muốn tạo cho trẻ một không gian xanh - sạch - đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ, đặc biệt phát huy tính tích cực hoạt động, sáng tạo của trẻ. Với đôi bàn tay khéo léo, trẻ được cùng với các cô giáo tạo những góc chơi thật sự bổ ích, vừa thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ vừa đi sâu rèn luyện kĩ năng cho trẻ. Môi trường phù hợp với lứa tuổi, phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ. Đồ chơi làm bền, đẹp, hiệu quả sử dụng cao giúp các lớp có được không gian học tập, vui chơi tốt nhất cho trẻ khi đến trường.
Tận dụng tối đa môi trường quanh lớp học
Xây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động trong và ngoài lớp rất quan trọng bởi qua các môi trường giáo dục này sẽ có sự hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia tìm tòi khám phá, bộc lộ khả năng cá nhân.
Khi trang trí, tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp học, là một giáo viên, giáo viên căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng chủ đề, đồng thời tận dụng tối đa môi trường không gian xung quanh lớp học, khai thác các thiết bị, đồ dùng sẵn có, bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng tự làm.
Việc sắp xếp, thay đổi chủ đề được tính toán để bảo đảm tận dụng các nguyên liệu, hiện vật của các chủ đề, bảo đảm tính liên kết, dẫn dắt để trẻ phát huy trí tưởng tượng…
Chẳng hạn như, từ mô hình góc “cửa hàng”, trẻ được dạy kỹ năng nhận biết, phân biệt, so sánh về số lượng, loại đồ dùng và cách sử dụng trong đời sống hàng ngày…; hoặc trong góc âm nhạc, tạo hình, giáo viên đã lồng ghép cả nội dung về toán như: so sánh số lượng người với số lượng ghế trong trò chơi âm nhạc, đếm số bông hoa khi vẽ…
Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cho trẻ sáng tạo
Với việc linh hoạt lồng ghép các hoạt động đã kích thích trẻ tự tìm hiểu, phát hiện ra các chức năng sử dụng của đồ dùng, đồ chơi, tránh sự đơn điệu, nhàm chán, tạo cho trẻ em sự hấp dẫn, mới lạ, giúp cho trẻ dễ tiếp thu bài học và có thể tham gia thể hiện ý tưởng của mình.
Các mảng tường trỗng cũng được tận dụng để trang trí phù hợp với chủ đề bé học, từ đó trẻ có thể nhận biết các hoạt động của bé ở trường qua các mảng trang trí của cô.
Các sản phẩm của bé được trưng bày đó là một sự khích lệ với trẻ động viên để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động.Cửa sổ cũng là nơi cô có thể trang trí đưa thiên nhiên vào trong lớp học với các lọ cây xanh cô tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải.
Tạo cho trẻ cảm nhận được “Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, làm cho trẻ thêm yêu trường,yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung, đó chính là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo và giáo viên mầm non nói riêng.
Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên, biến không gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc làm không phải dễ. Bởi vậy giáo viên đã “Trang trí kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ học tập của trẻ lớp mình”.
Như vậy việc tạo cảnh quan thân thiện đối với trẻ giúp trẻ học tập một cách gần gũi thân thiện có tác dụng giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục.
Và điều quan trọng hơn cả, thông qua việc cùng nhau trang trí lớp học hầu hết trẻ đều rất yêu thích đến trường vì nó đem lại cho trẻ nhiều điều bổ ích, như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra và được làm chủ lớp học của mình.