Viêm não Nhật Bản
Nguyên nhân gây bệnh: Viên não Nhật Bản B hay còn gọi là bệnh nhiễm khuẩn thần kinh do virut có tên là Arbovirus nhóm B gây nên. Loại virut này do muỗi truyền từ súc vật sang người. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tỷ vong cao và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ em. Triệu chứng thường gặp là trẻ bị sốt cao, nôn mửa, đau đầu, rối loại ý thức, co giật, hôn mê và nặng hơn là một số trẻ còn bị liệt dây thần kinh.
Cách điều trị: Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nên khi bé có các triệu chứng như trên cần đưa ngay đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời
Cách phòng bệnh: Giữ cho không gian sống trong và quanh nhà luôn sạch sẽ, thoáng mát, cho trẻ nằm màn khi đi ngủ, diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách không chứa nước trong chum, vại, dùng thuốc diệt sạch muỗi và các loại côn trùng khác. Cần cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản theo đúng lịch.
Sốt virus
Nguyên nhân gây bệnh: Đây là một căn bệnh thưởng gặp ở trẻ em vào mùa hè, là tình trạng thân nhiệt trẻ tăng cao trên 37 độ C. Một số nguyên nhân khiến thân nhiệt trẻ tăng cao là: trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, hệ thống điều khiển thân nhiệt của trẻ bị rối loại. do vurus gây ra…Triệu chứng thương gặp là trẻ bị sốt sao, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ho có đờm. Một số trẻ có thể bị phát ban do sở hoặc virus rubella gây ra có biểu hiện nổi các nốt ban đỏ toàn thân, nổi hạch ở cổ…
Cách điều trị: Đầu tiên các bậc phụ huynh cần tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng thuốc hoặc dùng khăn chườm nóng. Đi kèm bới đó nên cho bé uống thật nhiều nước và uống thêm dung dịch bù điện giải để chống mất nước. Hơn nữa, cha mẹ cần cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chăm sóc và bảo vệ mũi họng cho trẻ.
Tuy nhiên cần lưu ý: Nếu trẻ có những biểu hiện khác như rối loạn ý thức, hôn mê, đau đầu, nôn nhiều, co giật thì nên nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu để được điều trị sớm nhất có thể.
Tiêu chảy cấp
Nguyên nhân gây bệnh: Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu, lên men… tạo điều kiện xâm nhập qua đường ăn uống và gây bệnh cho trẻ.Hơn nữa, mùa hè cũng là mùa mà các loại côn trùng gây bệnh tiêu chảy như ruồi, gián, kiến… sinh sôi. Chúng là nguyên nhân gián tiếp gây nên các bệnh về đường ruột, hệ tiêu hóa ở trẻ nhở đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp.
Cách điều trị: Khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp thì tùy vào mức độ nặng nhẹ mà các bậc phụ huynh có phương án xử lý hợp lý. Nếu trẻ bị nhẹ thì nên cho uống nhiều nước kèm dung dịch oserol để chống mất nước. Còn trong trường hợp trẻ bị nặng, đi ngoài nhiều lần không cầm thì phải đưa bé đến ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện để truyền nước tránh tình trạng trẻ bị kiệt sức, mất nước dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Cách phòng tránh: Cách phòng trách tối ưu nhất bệnh tiêu chảy cấp là cho bé ăn chín, uống ôi, không ăn các thực phẩm nấu lại, bị ôi thiu… Bên cạnh đó cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước và sau khi ăn để tránh các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh lây nhiễm. Ngoài ra cần giữ không gian sống sạch, ngăn ngừa và tiêu diệt các loại côn trùng gây bệnh và đặc biệt cách ly trẻ với người bị bệnh.