GIÁO ÁN
Đề tài: Dạy trẻ phân loại rác
Chủ đề: Môi trường
Lĩnh vực: PTTC-KNXH
Độ tuổi : 4-5 tuổi
Người soạn: Hoàng Thị Thêu
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết phân loại rác thải, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh sạch sẽ,gọn gàng nơi trẻ ở, biết việc xả rác thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường,làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
2. Kỹ năng:
-Rèn cho trẻ kỹ năng phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định ở mọi lúc,mọi nơi .
-Rèn cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường.
3.Thái độ:
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ môi trường bằng cách bỏ rác đúng nơi quy định.
-Trẻ tích cực và hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô.
II. Chuẩn bị:
-Phòng học sạch sẽ, thoáng mát.
- 1 đoạn video về “Bỏ rác đúng nơi quy định”.
-Hình ảnh các cô bác công nhân môi trường trên máy tính.
-Nhạc bài hát “Không xả rác”, “Siêu nhân xanh”, “Tổ quốc Việt Nam xanh lắm”
-1 số rác vô cơ, hữu cơ. 2 thùng rác có ngắn hình ảnh minh họa (rác vô cơ - hữu cơ)
III.Tiến hành:
1. HĐ1:Gây hứng thú:
- Côcho trẻ xemhình ảnh các cô bác lao công quét rácvà hỏi trẻ: Các con có biết ai đây không? Các cô bác thường làm những việc gì? Các con ạ !các cô bác lao công phải làm việc vất vả ngày đêm đi quét và thu gom rác để có được môi trường xanh, sạch,đẹp, không khí trong lành…cho chúng ta đấy ! Các cô bác lao công còn được mọi người vinh danh là những “ Siêu nhân xanh” nữa đấy. Chúng mình có muốn làm những “Siêu nhân xanh” giống các cô bác lao công không?
- Vậy xin mời các “Siêu nhân xanh” chúng ta cùng hát 1 bài nhé !
-Trẻ hát bài “Không xả rác”.
-Các bạn siêu nhân có biết bài hát vừa rồi nói về điều gì không ?(không xả rác bừa bãi, giữ vệ sinh môi trường…)
2. HĐ2:Dạy trẻ kỹ năng “ Bỏ rác vào đúng nơi quy định”:
- Các bạn “Siêu nhân” ơi ! Hôm nay cô có 1 video rất hay và vô cùng ý nghĩa. Sau đây xin mời chúng mình cùng xem video nói về điều gì nhé !
+ Cho trẻ xem video “Bỏ rác đúng nơi quy định”.
-Trong video vừa xem chúng mình thấy lúc đầu bạn An là người như thế nào ?
-Thú vui nhất của bạn An là gì?
- Một lần khi ăn chuối xong bạn An đã vứt vỏ đi đâu? Thế rồi chuyện gì đã xảy ra? Mẹ bạn An đã nói gì?
-Một hôm An đi chơi về bạn ấy đã gặp điều gì? Lúc đó thái độ của An thế nào?
An đã về nói chuyện với ai? Mẹ đã nói với An thế nào? Ngay sau đó An đã đi đâu?
-Mặc dù thời tiết rất nắng ,nóng nhưng bạn An có cảm thấy mệt không? Vì sao?
-Qua video vừa rồi các con thấy “Vứt rác dúng nơi quy định” là việc làm như thế nào?
-Nếu vứt rác bừa bãi thì sẽ có hại gì cho chúng ta?
- Đến trường khi ăn quà xong con bỏ rác vào đâu?
+ Thấy bạn ăn bim bim xong lại vứt vỏ luôn ra sân trường ,con sẽ nói gì với bạn?
+Thấy lá cây rụng ở sân trường, chúng mình sẽ làm gì để cho sân trường sạch sẽ?
- Cô hỏi trẻ: rác phân hủy được gồm những loại nào: (lá cây, thức ăn thừa, rau quả hư hỏng), rác không phân hủy được gồm những loại nào?(vỏ ốc, ly, chén, cốc, bình thủy tinh vỡ, đồ cao su, đồng hồ hỏng, sành sứ, gỗ đá…)
- Cô khái quát: rác phân hủy được như lá cây, thức ăn thừa, rau quả hư hỏng gọi là rác hữu cơ. rác không phân hủy được gồm những loại vỏ ốc, ly, chén, cốc, bình thủy tinh vỡ, đồ cao su, đồng hồ hỏng, sành sứ, gỗ đá…Là những loại rác không thể sử dụng và cũng không thể tái chế được hay còn gọi là rác vô cơ
-Sau khi học bài xong nếu có rác các con phải làm gì?
=>Các con nhớ nhé, chúng ta nên phân loại rác và bỏ rác vào đúng nơi quy định ở mọi lúc mọi nơi và ngay cả gia đình chúng ta nữa … vì như vậy sẽ phòng tránh được các bệnh ngoài da và 1 số bệnh truyền nhiễm nữa đấy. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay vì môi trường xanh, sạch,đẹp nhé !
- Cô và trẻ cùng làm động tác mô phỏng “ Nhặt rác, bỏ vào thùng rác”
3.HĐ3:Bé nào giỏi (phân loại rác thải)
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Luật chơi: phân loại đúng loại rác vô cơ - rác hữu cơ. Thời gian trong 1 bản nhạc đội nào phân loại đúng loại rác thì đội đó thắng cuộc.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm, nhiệm vụ 2 nhóm phân loại rác về đúng thùng rác quy định (thùng rác nhỏ là thùng rác hữu cơ, thùng rác to là thùn rác không phân hủy.
- Trẻ thực hiện: cho trẻ tự phân loại và bỏ rác vào đúng thùng rác. Hết thời gian cô cho trẻ tập trung, quan sát, nhận xét.
=> Kết thúc:Cô cho trẻ hát bài “Tổ quốc Việt Nam xanh thắm”.